Nguyên tắc bảo quản thức ăn mùa nóng

Nguyên tắc bảo quản thức ăn mùa nóng

Thời tiết nắng nóng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, dẫn đến việc thức ăn của chúng ta không bảo quản được lâu. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách áp dụng những mẹo cực hay dưới đây, sẽ giúp thực phẩm được bảo quản lâu hơn trong mùa hè đấy!


1. Điều chỉnh nhiệt độ bảo quản

Luôn chú ý đến nhiệt độ của tủ lạnh để bảo bảo giữ được thực phẩm tươi lâu nhất có thể. Ngăn đá nên chỉnh từ -15oC - 18oC, ngăn mát dưới -5oC. Bảo quản thịt và rau sống trong phạm vi nhiệt độ dưới 5oC để giữ tươi lâu hơn.

 

2. Để riêng thực phẩm sống và chín

Mua và nấu quá nhiều thực phẩm đôi khi sẽ khiến các bà nội trợ để thực phẩm chín chung với thực phẩm sống. Việc này sẽ khiến các vi khuẩn từ thực phẩm sống lây lan sang thức ăn đã chín. 

Đồng thời, lưu ý không sử dụng dao, thớt chung cho cả thực phẩm chín và sống. Hãy vệ sinh sạch tay lẫn dụng cụ khi chế biến thực phẩm còn sống nhé.

 

4. Lưu ý đến không gian trong tủ lạnh

Không nên chất quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh. Không gian trong tủ lạnh cần có khoảng không để lưu thông khí, tạo hiệu quả cho việc làm lạnh. Hãy mua lượng thực phẩm vừa đủ để bảo quản một cách thoải mái, giúp nâng cao khả năng bảo quản của tủ lạnh.

 

5. Bảo quản thức ăn thừa

- Cơm nguội

Bảo quản cơm lâu bị thiu trong nóng bằng nhiều biện pháp khác nhau:

+ Bảo quản phần cơm thừa bằng cách cho vào hộp, đậy kín nắp rồi cho vào tủ lạnh.

+ Nếu chỉ bảo quản bên ngoài, lưu ý tránh không để những thức ăn khác dính vào phần cơm thừa. Đặt cơm ở vị trí thoáng mát, dùng rổ đậy lại, không đậy kín.

w-100 h-auto

 

- Thực phẩm chín

Để riêng từng loại thực phẩm, dùng màng bọc nilon hoặc hộp có nắp đậy để bảo quản thức ăn chín. Khi ăn lại cần nấu sôi kỹ và không nên hâm lại nhiều lần.

- Thực phẩm đông lạnh

Đối với những thực phẩm cần bảo quản đông lạnh, nên làm sạch ngay khi vừa mua về. Chia lượng thực phẩm tươi sống theo từng phần phù hợp với khẩu phần ăn trong gia đình, để tránh việc phải rã đông nhiều lần, dễ khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

 

6. Bỏ đồ ăn thừa ngay khi không dùng được nữa

Tiết kiệm là một đức tính tốt. Tuy nhiên, các chị em cần phải biết khi nào nên bỏ đồ ăn thừa hoặc thực phẩm đã bị héo, ôi thiu để tránh gây ra ngộ độc.

 

7. Rã đông kỹ

Những sản phẩm đông lạnh cần được rã đông kỹ trước khi chế biến. Việc nấu những thực phẩm chưa được rã đông kỹ sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn và gia đình. Các bà nội trợ hãy dành thời gian rã đông thực phẩm, hoặc để tiết kiệm thời gian, có thể sử dụng lò vi sóng.

w-100 h-auto

 

GGM mong rằng những mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp bạn bảo quản thức ăn lâu hơn trong mùa hè, bảo vệ sức khỏe của cả gia đình thân yêu!

← Bài trước Bài sau →

Đăng kí nhận tin

Đăng ký Email để theo dõi những sản phẩm được giảm giá của chúng tôi